Tắc tia sữa là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Bệnh thường bắt đầu bằng những triệu chứng nhẹ nhưng dễ dàng bùng phát thành ổ áp xe nguy hiểm khiến ngực đau nhức, chảy mủ và phải nhập viện cấp cứu. Vậy, Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Và cách xử lý như thế nào? Cùng Samama Breast Care theo dõi bài viết dưới đây để trang bị đầy đủ kiến thức và chăm sóc mẹ bầu thật tốt nhé!
Phân biệt tình trạng tắc tia sữa và áp xe vú sau sinh
Trước khi tìm hiểu về giải pháp điều trị tắc tia sữa và áp xe vú, Samama Breast Care sẽ chia sẻ một số thông tin giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 tình trạng này.
Tắc tia sữa
Thông thường, những nang sữa ở bầu ngực đảm nhận nhiệm vụ tạo ra sữa rồi đưa sữa về xoang chứa phía sau quầng vú theo các ống dẫn. Khi bé mút hoặc tác động lực tương tự thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, có thể do một sự chèn ép của ngoại lực hay lý do nào đó khiến ống dẫn bị tắc nghẽn làm cho sữa không thể thoát ra ngoài được. Đây được gọi là tình trạng tắc tia sữa.
Trong thời gian cho con bú, tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ khi nào, đặc biệt là vào những ngày đầu sau sinh.
Biểu hiện của tình trạng tắc tia sữa bao gồm:
- Bầu ngực căng, cứng và đau nhức. Mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng khiến người mẹ vô cùng khó chịu.
- Khi sờ vào ngực sẽ thấy xuất hiện một hoặc nhiều cục cứng.
- Sữa tiết ra ít hoặc có thể không tiết ra.
- Người mẹ có thể sốt.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa:
- Chưa làm thông đầu tia sữa ở núm vú.
- Bé bú quá ít khiến lượng sữa dư thừa nhiều.
- Bé bú mẹ không đúng cách dẫn đến núm vú bị tổn thương và đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.
- Núm vú phẳng hoặc thụt vào bên trong khiến bé gặp nhiều khó khăn trong quá trình bú, đồng thời ngăn cản lượng sữa thoát ra ngoài.
- Vệ sinh núm vú sai cách.
- Vệ sinh lưỡi và miệng của trẻ không đúng cách khiến vi khuẩn từ miệng bé tấn công núm vú.
- Sau khi bé bú xong sẽ còn một lượng sữa thừa và mẹ không vắt hết lượng sữa này ra.
Xem thêm: Áp xe vú sữa mẹ: Dấu hiệu và cách điều trị mẹ bỉm nên biết
Phương pháp điều trị: Dưới đây là một số các mà mẹ có thể thử để điều trị tắc tia sữa ngay tại nhà:
- Cho bé bú hoặc vắt sữa thường xuyên: Cho bé bú thường xuyên là một cách điều trị tắc tia sữa tự nhiên mà mẹ có thể thực hiện tại nhà.
- Cho bé bú đúng cách: Khi cho con bú, mẹ cần đảm bảo bé đã ngậm hết quầng vú trong miệng khép kín. Đồng thời, mẹ nên nhẹ nhàng xoa bóp và miết bầu vú để giải phóng những điểm tắc nghẽn, phòng chống tắc tia sữa.
- Chườm ấm vùng ngực: Mẹ có thể lấy một chiếc khăn ấm chườm lên vùng ngực đang bị tắc tia sữa để tăng cường lượng máu thông máu và làm mềm khối sữa đông kết.
- Thay đổi tư thế khi cho bé bú: Thử nghiệm thay đổi nhiều tư thế khác nhau khi cho bú để lựa chọn được tư thế có thể thông ống dẫn sữa và cải thiện được lưu lượng dòng sữa tốt.
- Mặc quần áo rộng, thoải mái: Mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp giảm cường áp lực lên bầu ngực, từ đó ngăn ngừa tắc nghẽn.
- Dùng miếng lót để thấm sữa: Các miếng lót giúp thấm sữa mẹ hiện đang được bán rất nhiều trên thị trường. Sản phẩm này có thể giúp mẹ hạn chế áp lực từ áo lót đè lên ống dẫn sữa, từ đó cải thiện lưu lượng dòng sữa.
Trong trường hợp, mẹ muốn điều trị dứt điểm tình trạng tắc tia sữa hoặc đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị nêu trên mà vẫn không cải thiện, hãy nhanh chóng liên hệ với các dịch vụ thông tắc tia sữa uy tín hoặc bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Áp xe vú sữa
Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện những ổ viêm ở bên trong tuyến vú. Các ổ viêm này được tạo ra do vi khuẩn mà chủ yếu là tụ cầu và liên cầu khuẩn. Áp xe vú thường xảy ra trong giai đoạn phụ nữ cho con bú. Vi khuẩn ở đầu vú sẽ lợi dụng những vết thương để đi vào bên trong theo ống dẫn sữa và gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ nhanh chóng chuyển thành áp xe vú.
Biểu hiện của tình trạng áp xe vú bao gồm:
- Ngực đau nhức, căng tức, mưng mủ và phù nề, mưng mủ: Tùy vào vị trí, kích thước cũng như giai đoạn phát triển của ổ áp xe, cơn đau của mẹ sẽ được cảm nhận khác nhau:
- Nếu ổ mủ mới ở giai đoạn viêm hoặc nằm sâu trong tuyến vú: Mẹ cảm giác nhói nhẹ hoặc khi sờ vào hay cử động cánh tay mới thấy đau. Vùng da trên tại chỗ viêm vẫn bình thường, hạch nách (cùng bên ngực áp xe) bị đau tương ứng.
- Nếu ổ mủ đã chuyển sang giai đoạn hình thành các ổ áp xe hoặc nằm gần vùng ống dẫn sữa, xoang chứa sữa: Quầng vú của người mẹ có thể bị sưng đỏ và lộ rõ mạch máu kèm theo những cơn đau kéo dài, vùng da quầng ngực bị nứt ra, đôi khi rỉ máu và dịch mủ.
- Mất sữa hoặc sữa bị biến chất: Khi xuất hiện áp xe, mẹ có thể bị mất sữa một phần hoặc hoàn toàn do tắc tia sữa. Có trường hợp sữa chảy ra và hòa theo dịch mủ vàng, làm sữa biến chất.
- Các biến chứng nhiễm khuẩn: Do ổ áp xe chứa rất nhiều vi khuẩn nên mẹ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sốt cao, uể oải, ớn lạnh, đau đầu dẫn đến mất ngủ, da xanh xao, mặt hốc hác, khô môi, khát nước, sức khỏe sa sút trầm trọng, thậm chí có thể nhiễm trùng máu và tử vong.
Nguyên nhân gây áp xe vú:
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân phổ biến của tình trạng áp xe vú là do chủng vi khuẩn tụ cầu khuẩn (Staphylococci) và tụ cầu vàng (S.aureus) cư trú trên da mẹ gây ra.
Ở một số trường hợp khác, vi khuẩn từ miệng của bé (lậu cầu, khuẩn phế cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí) có thể gây ra áp xe vú sau sinh cho mẹ.
Để vi khuẩn sinh sôi và gây ra áp xe vú, dưới đây là những căn nguyên thường gặp xuất pháp từ cách chăm bé thiếu khoa học của mẹ như:
- Cho bú sai cách: Khi cho bé bú, mẹ không biết cách xoa bóp bầu ngực để lượng sữa xuống đều.
- Vấn đề vệ sinh: Sau khi bú xong, một số bà mẹ chỉ dùng khăn để lau nhẹ đầu ti và vội vàng mặc áo vào. Chính thói quen này sẽ khiến đầu ti dễ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn len lỏi vào đầu ti và làm nhiễm trùng ống dẫn sữa, từ đó hình thành ổ áp xe.
- Nứt đầu ti: Khi đến tuổi mọc răng, nhiều bé thường “nhai” ti mẹ dẫn đến núm vú bị nứt, trầy xước. Đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra áp xe vú.
- Sức đề kháng kém: Nhiều mẹ sau khi sinh sẽ gặp phải một số vấn đề như: Trầm cảm, ăn uống thiếu chất, mất ngủ, thức khuya,… dẫn đến hệ miễn dịch bị giảm sút nghiêm trọng, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn tấn công và gây nên áp xe vú.
Phương pháp điều trị:
- Trường hợp áp xe nhẹ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cho mẹ, đồng thời tư vấn sử dụng máy hút sữa ra bình và trữ đông rồi cho bé bú dần.
- Trường hợp áp xe nặng: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật gấp để hút mủ hoặc rạch một đường nhỏ khoảng 04 – 05cm ngay chân ngực và đặt miếng gạc để dẫn lưu mủ từ ổ áp xe ra ngoài.
Xem thêm: 12 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà đơn giản
Tắc tia sữa có phải nguyên nhân dẫn đến chứng áp xe vú sữa mẹ?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy “Tắc tia sữa là nguyên nhân dẫn đến áp xe vú” – Đây là một khẳng định đúng nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời.
Lượng sữa bị tắc nghẽn sẽ dần đông kết tạo thành một khối rắn và lắng đọng ở thành ống dẫn làm cho tình trạng ứ đọng sữa trầm trọng hơn. Lâu dần, những tuyến sữa bị bịt kín và trở thành điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển, gây áp xe vú, bao gồm:
- Nhóm vi khuẩn hiếu khí: Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), Vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae), Chi liên cầu khuẩn (Streptococcus), Vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium), Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas), Khuẩn E.Coli (Escherichia coli).
- Nhóm vi khuẩn kỵ khí: Vi khuẩn gây mụn (Propionibacterium), Bacteroides, Lactobacillus, chủng Peptostreptococcus, Eubacterium,…
Xem thêm: Nguyên nhân tắc tia sữa và cách điều trị hiệu quả cho mẹ bầu
Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?
Tắc tia sữa thường kéo dài từ 04 ngày đến 04 tuần thì sẽ chuyển thành áp xe vú. Tuy nhiên, không phải ai bị tắc tia sữa cũng sẽ mắc bệnh áp xe. Nhiều mẹ có thể được can thiệp và điều trị dứt điểm tình trạng tắc tia sữa ngay từ sớm nên không chuyển biến thành áp xe vú sau đó.
Thời gian từ lúc bị tắc tia đến lúc áp xe vú có thể khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như:
- Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng tắc tia sữa: Tia sữa bị tắc càng nặng thì xác suất mẹ gặp phải áp xe vú càng cao. Thời gian khởi phát ổ viêm sớm hơn bình thường.
- Điều kiện sống của mẹ & bé: Không gian sống sạch sẽ và mẹ có kiến thức giữ gìn vệ sinh quầng vú sau khi bé bú thì thời gian ủ bệnh thường lâu hơn bình thường.
- Sức khỏe tổng thể của mẹ & bé: Nếu mẹ có hệ miễn dịch tốt, các kháng thể sẽ “tiêu diệt” được các vi khuẩn xâm nhập và ngăn ngừa hình thành ổ viêm. Nếu hệ miễn dịch của bé khỏe thì sẽ không trở thành “vật chủ trung gian” lây truyền mầm bệnh sang của mẹ.
Xem thêm: Tắc tia sữa có mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Phương pháp điều trị áp xe vú sữa sau sinh
Mẹ sau sinh gặp phải tình trạng áp xe vú cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ và không cho trẻ bú phía ngực đang bị áp xe đến khi đã điều trị dứt điểm các ổ viêm.
- Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa.
- Sử dụng những loại thực phẩm chứa đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để hỗ trợ tăng sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Mẹ nên dùng máy vắt sữa ra bình cho trẻ bú. Sau khi vắt, mẹ chú ý vệ sinh sạch sẽ phần đầu vú và xung quanh bầu ngực.
- Có thể kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng và massage để vắt kiệt sữa ở ngực. Điều này giúp hạn chế tình trạng tắc tuyến sữa.
- Trong trường hợp ngực đã bị viêm và hình thành ổ áp xe, mẹ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên tới các cơ sở uy tín hoặc bệnh viện để được can thiệp và giải quyết tình trạng áp xe vú kịp thời.
Xem thêm: [Giải đáp chuyên gia] Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh?
Hướng dẫn phòng ngừa áp xe vú do tắc tia sữa
Áp xe vú là một căn bệnh rất nguy hiểm bởi một khi đã mắc thì tỉ lệ tái phát trong vòng 06 tháng được ước tính lên đến 53%. Điều đó có nghĩa, cứ 10 người bị áp xe vú thì sẽ có hơn 05 người tái bệnh trở lại.
Vì thế, ý thức phòng bệnh được xem là vô cùng cần thiết và quan trọng với phụ nữ sau sinh. Mẹ nên áp dụng những phương pháp phòng chống áp xe vú do tắc sữa sau đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bé con:
- Cho bú thường xuyên và đúng cữ.
- Đảm bảo trẻ bú kiệt sữa.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với mẹ sau sinh.
- Vệ sinh bầu ngực và ti đúng cách.
- Mặc quần áo thoải mái, không tạo áp lực cho phần ngực.
- Sinh hoạt lành mạnh kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng.
- Điều trị tắc tia sữa khi có các dấu hiệu ban đầu.
- Đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa khi có những dấu hiệu cảnh báo.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
- Không tùy tiện sử dụng những dịch vụ thông tắc tia sữa.
Xem thêm: Tắc tia sữa bị sốt: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục
Samama Breast Care – Dịch vụ thông tắc tia sữa an toàn, hiệu quả
Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ thông tắc tia sữa an toàn và hiệu quả thì có thể tham khảo Samama Breast Care – Đây là một trong những địa chỉ uy tín và nhận được nhiều phản hồi tích cực của mẹ bỉm sữa trong suốt thời gian qua.
Samama Breast Care cam kết:
- Hỗ trợ 24/24: Tư vấn nhiệt tình và hỗ trợ các mẹ thông tắc tia sữa 24/24.
- Máy móc hiện đại: Samama Breast Care sử dụng máy siêu âm đa tần kết hợp với máy hút sữa chuyên dùng, đèn hồng ngoại giúp đánh tan và loại bỏ khối sữa ngưng kết một cách nhẹ nhàng.
- Hoàn tiền: Hoàn tiền dịch vụ nếu việc xử lý tắc tia sữa không thành công.
Thông tin liên hệ
Samama Breast Care – Thông Tắc Tia Sữa Tại Nhà
- Địa chỉ: Đường N18, Bến Cát, Bình Dương.
- Tư vấn bán hàng: 0902.295.398
- Email: samamabreastcare@gmail.com
- Website: Thongtacsua.com
Bài viết chia sẻ một số thông tin về tình trạng tắc tia sữa, áp xe vú ở phụ nữ sau sinh và giải đáp thắc mắc “Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?”. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp bạn đọc trang bị kiến thức cần thiết để chăm sóc mẹ bỉm ở giai đoạn cho con bú. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ đến 0902.295.398 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách thông tắc tia sữa bằng máy an toàn hiệu quả
- Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh nên ăn gì chữa tắc tia sữa?