Khoảng 10 – 30% phụ nữ sau sinh và cho con bú mắc phải tình trạng áp xe vú sữa mẹ. Bệnh lý nhiễm trùng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người mẹ. Vậy áp xe vú mẹ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Samama Breast Care tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Áp xe vú sữa mẹ là gì?
Áp xe vú sữa mẹ là tình trạng nhiễm trùng mà các mẹ bỉm sữa thường gặp phải. Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, mẹ có thể mắc phải những biến chứng khôn lường. Áp xe vú được biết tới hiện tượng bên trong tuyến vú xuất hiện các ổ viêm sâu. Liên cầu khuẩn và tụ cầu là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này.
Không chỉ ở phụ nữ đang cho con bú, bệnh áp xe vú còn có thể xuất hiện ở những người có vòng ngực quá lớn. Vi khuẩn xuất hiện ở đầu vú, chúng vào ống dẫn sữa theo vết thương gây nên viêm nhiễm tuyến vú. Khi tình trạng này không được xử lý kịp thời, mẹ sẽ mắc phải áp xe vú.
Xem thêm: [Hỏi đáp chuyên gia] Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?
Dấu hiệu của áp xe vú sữa mẹ
Phụ nữ cho con bú bị viêm tuyến vú hoặc thường xuyên bị tắc tia sữa sẽ có nguy cơ bị áp xe rất cao. Diễn tiến của bệnh lý nhiễm trùng này thường trải qua ba giai đoạn: Viêm, tạo ổ áp xe và hoại tử. Do đó, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu sau đây mẹ bỉm cần đến ngay các trung tâm y tế uy tín để thăm khám ngay.
- Cảm thấy đau nhức bên trong tuyến vú: Khi bị áp xe tuyến sữa, bên trong vú mẹ sẽ có nang chứa các mô viêm và dịch mủ. Vì vậy, cảm giác đau nhức sâu trong tuyến vú ở bệnh nhân bị áp xe là điều không tránh khỏi. Cơn đau sẽ tăng dần lên khi bạn dùng tay ấn vào vị trí áp xe hoặc khi cử động vai và cánh tay.
- Vú căng và bị sưng to: Vú của người bị áp xe tắc tia sữa thường căng cứng hơn so với bình thường. Nếu không xử lý sớm, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng và gây cảm giác nặng nề cho mẹ.
- Cục cứng bên trong vú: Một triệu chứng cơ bản của áp xe vú là xuất hiện cục cứng bên trong bầu ngực. Khi dùng tay để sờ nắn ngực, mẹ sẽ cảm nhận được sự xuất hiện một hoặc nhiều cục cứng. Trong nhiều trường hợp, mẹ bỉm sẽ cảm thấy sưng đỏ và đau nhức khi chạm vào.
- Cảm thấy đau buốt khi cho con bú: Khi bị áp xe tuyến vú, mẹ sẽ cảm thấy vừa đau vừa khó chịu khi cho em bé bú. Đặc biệt trong sữa có thể lẫn cả dịch mủ có hại cho em bé, nhất là trẻ sơ sinh.
- Da ngực nóng và sưng đỏ: Nếu cục áp xe không nằm trong bên trong vú, khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy nóng. Vùng da tại đó có phần sưng tấy với màu đỏ hoặc vàng nhạt.
- Sốt, cảm giác ớn lạnh: Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm mà bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao tới 40 độ.
- Biến chứng, hoại tử: Biến chứng nặng nề nhất của áp xe vú sữa mẹ là hoại tử vú. Biểu hiện thường thấy như: Tụt huyết áp, vú sưng to, da trên có áp xe vàng nhạt, có thể vỡ áp xe chảy mủ.
Nguyên nhân dẫn đến chứng áp xe vú mẹ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây áp xe vú mà mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tắc tia sữa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này, bởi viêm tuyến vú để lâu sẽ thành áp xe. Ngoài ra, bệnh lý áp xe vú còn hình thành bởi những yếu tố sau đây:
- Mẹ không dùng máy hút sữa: Nhiều mẹ bỉm không hút hết phần sữa còn lại trong ngực ra ngoài khi trẻ bú không hết gây ứ đọng.
- Em bé bú không đúng cách: Hầu hết trẻ nhỏ đều có xu hướng ngậm đầu vú lâu, thậm chí cắn gây trầy xước. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và tạo ổ áp xe sau một thời gian dài.
- Bầu ngực thường xuyên phải chịu áp lực: Điều này hình thành do thói quen mặc áo ngực quá bó hoặc chật của người mẹ. Sau một thời gian chịu áp lực, tình trạng tắc tia sữa xuất hiện và gây khả năng áp xe vú sữa mẹ.
- Mẹ thường xuyên căng thẳng: Khi bị stress, quá trình sản xuất hormone oxytocin ở mẹ bị suy giảm dễ gây tắc tuyến sữa.
Những ai có nguy cơ cao mắc áp xe vú sữa mẹ
Tình trạng áp xe tuyến sữa hoàn toàn có khả năng xảy ra ở tất cả phụ nữ sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm trùng này sẽ xảy ra cao hơn đối với những đối tượng sau đây:
- Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú: Núm vú có khả năng bị nứt do sữa mẹ hoặc do em bé cắn. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa và gây áp xe cho mẹ.
- Phụ nữ trong thời kỳ sinh nở, nuôi con: Các mẹ bỉm có thể trạng yếu, thường xuyên phải thức khuya, ăn uống không đủ chất, ít được nghỉ ngơi,… làm sữa bị ứ đọng dễ gây áp xe.
- Tắc tia sữa: Phụ nữ cho con bú không tiến hành thông tia sữa sau sinh, không hút sữa thừa sau mỗi cữ bú của con làm sữa đông kết. Lúc này lượng sữa thừa sẽ chèn vào ống dẫn sữa tạo nên ổ áp xe vú sữa mẹ.
Biến chứng nguy hiểm của chứng áp xe tắc tia sữa
Bệnh lý nhiễm trùng gây áp xe vú khá dễ nhận biết khiến nhiều mẹ bỉm mang tâm lý chủ quan. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ không để lại biến chứng gì. Trường hợp tình trạng kéo dài lâu chắc chắn người mẹ sẽ phải chịu những biến chứng khôn lường.
- Mất khả năng tiết sữa: Nếu khối áp xe quá lớn và tự vỡ gây hoại tử, mẹ có khả năng sẽ mất hoàn toàn chức năng tiết sữa.
- Tình trạng nhiễm trùng lan rộng: Khi bị áp xe vú sữa mẹ, tình trạng nhiễm trùng được giới hạn tại cơ quan này. Tuy nhiên, hệ miễn dịch không thể ngăn chặn được các tác nhân gây bệnh làm lan ra các cơ quan khác. Nhiễm trùng theo đường máu là nguy hiểm nhất vì chúng có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng khác.
- Hoại tử vú: Trường hợp này xảy ra khi áp xe vú nặng nhưng không được điều trị. Khi đó vú sẽ sưng to, phù nề, màu da vùng áp xe chuyển tím và đen dần khi hoại tử.
- Viêm xơ tuyến vú mạn tính: Xơ vú có thể làm ổ áp xe tiến triển thành vùng thâm nhiễm trắng. Biến chứng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú.
Bị áp xe vú sau sinh có nên cho con bú?
“Sau sinh bị áp xe vú sữa mẹ có nên cho con bú?” – Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên xe, mẹ bị áp xe vùng vú tuyệt đối không nên cho con bú tại phần ngực bị áp xe. Bởi trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn hay rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn từ ổ viêm gây nên. Đồng thời trẻ dễ làm đầu vú bị tổn thương khiến diễn tiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cho con bú ở bên ngực không bị áp xe. Trường hợp người mẹ đang sử dụng thuốc điều trị áp xe, tốt nhất mẹ nên ngưng cho bú tại cả 2 bên ngực. Tóm lại, tốt nhất mẹ bỉm nên hạn chế việc cho con dùng sữa mẹ khi đang mắc phải bệnh lý nhiễm trùng áp xe.
Các phương pháp điều trị áp xe vú sữa hiệu quả
Một số mẹ bỉm vì lo lắng ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú nên đã từ chối điều trị bệnh bằng kháng sinh. Thay vào đó mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian đối với mức độ nhẹ. Trường hợp người mẹ bị áp xe nặng buộc phải tới bệnh viện để điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị tại nhà
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà người mẹ có thể lựa chọn hình thức điều trị áp xe vú cho riêng mình. Khi điều trị bệnh tại nhà, mẹ bỉm nên lưu ý một điều sau:
- Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, tránh cho con bú ở vùng ngực bị áp xe
- Do sữa có lẫn mủ vàng, mẹ nên vắt bỏ sữa để hạn chế con tiếp xúc với vi khuẩn trong áp xe gây ảnh hưởng sức khỏe
- Áp dụng các phương pháp vật lý triệu liệu nhằm giảm đau như xoa bóp, chườm nóng,…
- Trường hợp đau nhức mạnh, mẹ nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh chuyên trị
- Sử dụng thuốc diệt nấm cho cả mẹ và con để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ
Phương pháp chích, dẫn lưu
Những bệnh nhân bị áp xe ở giai đoạn phải chích rạch, tháo mủ cần áp dụng phương pháp chích và dẫn lưu. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách thức điều trị phù hợp. Đối với những ca áp xe nông, bệnh nhân chỉ cần chích lấy mủ ra đơn giản. Trường hợp áp xe thể tuyến và sau tuyến người bệnh cần được mổ gây mê.
Biện pháp phòng ngừa áp xe tuyến sữa sau sinh
Áp xe vú sữa mẹ là loại bệnh lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy, người mẹ cần có ý thức phòng ngừa bệnh cho chính bản thân mình. Mẹ bỉm cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng ngực ngay cả trước và sau khi cho con bú
- Không để bầu ngực bị căng tức vì lượng sữa thừa không được hút ra
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để kích thích tiết sữa
- Đối với những trẻ hay cắn vừa day đầu vú, tốt nhất mẹ nên vắt sữa riêng và cho bé bú bình
Samama Breast Care – Chuyên thông tắc tia sữa an toàn, hiệu quả
Samama Breast Care là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc cho mẹ bỉm sữa. Thương hiệu đặc biệt nổi trội trong lĩnh vực thông tắc tia sữa an toàn, hiệu quả. Samama Breast Care còn mang đến cho mẹ bỉm các dịch vụ như:
- Xử lý tình trạng bị cương sữa
- Hỗ trợ kích sữa non
- Tư vấn kích sữa cho mẹ
- Khắc phục tình trạng viêm, áp xe vú sữa mẹ
Để được tư vấn tận tâm và nhiệt tình, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua thông tin sau:
Samama Breast Care – Thông Tắc Tia Sữa Tại Nhà
- Địa chỉ: Đường N18, Bến Cát, Bình Dương
- Tư vấn bán hàng: 0902 295 398
- Email: samamabreastcare@gmail.com
- Website: Thongtacsua.com
Qua những thông tin trên có thể thấy áp xe vú sữa mẹ là tình trạng nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Loại bệnh lý này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mẹ. Để được hỗ trợ khắc phục vấn đề áp xe tắc tia sữa tại nhà, mẹ vui lòng liên hệ tới Samama Breast Care qua hotline 0902 295 398.