Tắc tia sữa bị sốt là trong những vấn đề mà hầu như các mẹ bỉm sữa sau khi sinh đều gặp phải. Thời gian sau khi sinh khá nhạy cảm, chúng ta quan tâm đến sức khỏe của mẹ và bé nhiều hơn. Bất kỳ một thay đổi xấu nào cũng phải luôn cẩn trọng. Đặc biệt, đối với các trường hợp bị tắc tia sữa bị sốt lại càng phổ biến. Dưới đây sẽ là một số thông tin hữu ích mà Samama Breast Case chia sẻ về tình trạng tắc tia sữa bị sốt và cách xử lý khi bị tắt tia sữa bị sốt.
Triệu chứng khi bị tắc tia sữa bị sốt
Tắc tia sữa bị sốt là tình trạng hay gặp ở giai đoạn cho con bú của mẹ. Sữa mẹ bị giữ lại bên trong, không thoát ra ngoài được gây nên hiện tượng đông sữa tại ống dẫn sữa. Những bầu sữa đông này nổi cộm lên làm tắc tia sữa, gây đau nhức cho mẹ. Nếu bị nặng có thể gây nên tình trạng nóng sốt ở cơ thể người mẹ. Khi gặp tình trạng tắc tia sữa bị sốt, cơ thể người mẹ thường sẽ có các biểu hiện sau đây:
- Nhiệt độ ở phần ngực tăng lên, sờ vào có cảm giác ấm và nóng
- Bầu ngực sưng lên, màu chuyển sang đỏ.
- Khi sờ vào ngực, xuất hiện các cục nổi lên. Đó là sữa bị đông và không chảy ra bên ngoài cho bé bú được.
- Khi cho bé bú, bầu ngực của mẹ sẽ cực kỳ đau nhức, rát bỏng
- Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao, gây sốt
- Cơ thể mẹ trở nên mệt mỏi, đau nhức và không còn sức lực để hoạt động
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh nên ăn gì chữa tắc tia sữa?
Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa bị sốt ở mẹ
Thông thường, các nang sữa sẽ mang sữa mẹ từ bên trong được tạo thành từ prolactin và oxytocin. Sữa theo nang sữa theo lực bú của bé con mà chảy ra bên ngoài cho con bú. Tuy nhiên, trong nhiều lý do, sữa không tiết ra bên ngoài được mà bị nghẹt lại trong nang sữa, bị động và gây tắc sữa.
Lúc này, bầu ngực của mẹ sẽ bị sưng lên và xuất hiện các cục cứng. Các tế bào bạch cầu sẽ được kích hoạt, chúng được truyền tới trung tâm hệ thần kinh điều khiển nhiệt độ. Nhiệt độ trong cơ thể mẹ lúc này sẽ bị điều chỉnh. Lượng nhiệt sinh qua trong quá trình này lớn hơn nhiệt tỏa đi gây ra tình trạng sốt.
Trong tình trạng bị tắc tia sữa nhẹ thì mẹ vẫn hoạt động bình thường với nhiệt độ cơ thể là 37 độ. Tuy nhiên, nếu nặng hơn và gây cảm giác đau nhức nhiều thì nhiệt độ có thể lên 38 độ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách thông tắc tia sữa bằng máy an toàn hiệu quả
Tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa bị sốt nghĩa là hiện tượng các nang sữa bị ứ sữa, sữa không tiết ra bên ngoài cho bé bú được. Tắc tia sữa bị sốt sẽ chữa hết tuy nhiên tình trạng này vẫn có thể tái diễn ra nhiều lần. Thời gian tắc sữa thường diễn ra từ 2 đến 3 ngày. Nhiệt độ thường cao hơn 38 độ C một ít. Vì vậy, tắc tia sữa hoàn toàn không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt diễn ra lâu hơn và sau khi thực hiện một số biện pháp vẫn không hạ sốt mẹ nên đến bác sĩ để khám ngay để tránh nguy cơ bị viêm tuyến vú.
Vì tình trạng này không quá nguy hiểm, chỉ gây cảm giác đau nhức, mệt mỏi và bị sốt ở cơ thể mẹ nên có thể sử dụng các biện pháp đơn giản để hạ sốt.
Xem thêm: [Giải đáp chuyên gia] Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh?
Mẹ tắc tia sữa bị sốt có nên cho trẻ bú?
Khi mẹ bị tia tắc sữa không cần quá lo lắng mà không cho trẻ bú. Như đã chia sẻ ở trên, hiện tượng tắc tia sữa là do lượng sữa bên trong nang sữa không tiết ra ngoài được và bị tạo thành từng cục sữa đông làm đau nhức. Điều này là bầu ngực đau và gây ra hiện tượng sốt, nó hoàn toàn bình thường. Vì vậy, khi mẹ bị tắc tia sữa bị sốt vẫn cho con bú bình thường.
Khi trẻ bú thì sẽ điều tuyết lại các dây thần kinh và nang sữa, giúp cho ngực được xoa bóp và khai thông tuyến sữa. Điều này giúp mẹ giảm đi tính trạng tắc tia sữa. Trẻ vẫn có thể bú bình thường mà không bị virus hay lây sốt từ mẹ.
Tuy nhiên, vì trong thời gian này cơ thể mẹ đang đau nhức đồng thời nang sữa cũng bị tổn thương. Cho nên, lượng sữa tiết ra cho bé bú sẽ không còn chất lượng và đủ dinh dưỡng như ban đầu. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé, mẹ nên nhanh chóng xử lý tình trạng tắc tia sữa bị sốt càng sớm càng tốt. Cơ thể trở lại bình thường thì sữa cho con bú mới đủ chất và tốt cho bé hơn.
Xem thêm: Tắc tia sữa có mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mẹ bị sốt khi tắc tia sữa nên làm gì?
Tắc tia sữa bị sốt dù chữa hết trong khoảng thời gian đầu sau sinh nhưng vẫn có thể tái lại nhiều lần. Miễn là bạn còn đang trong thời kỳ cho con bú thì tính trạng này vẫn diễn ra thường xuyên. Dưới đây là một số phương pháp điều trị để xử lý tắc tia sữa bị sốt:
Sử dụng các phương pháp hạ sốt
Có hai cách cơ bản thường được áp dụng như sau:
Sử dụng khăn chườm ấm cho mẹ, lau người để hạ sốt. Tăng cường uống nước điện giải để bổ sung lượng nước cơ thể cần, hạ sốt. Cách này sẽ hạ nhiệt độ từ từ và cơ thể mẹ cũng ngày càng khỏe hơn.
Nếu trong tình trạng chườm ấm và uống nước điện giải lâu mà cơ thể vẫn không hạ nhiệt được thì mẹ có thể sử dụng thuốc Paracetamol. Sản phẩm này không nên quá lạm dụng khi bị sốt mà nên theo hướng dẫn của bác sĩ để uống đúng liều lượng. Đây cũng là một trong những loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng, không ảnh hưởng đến bé dù đang cho con bú.
Tuy nhiên, nên lưu ý là quá trình này chỉ diễn ra từ 2 đến 3 ngày, nếu quá thời gian trên nên đi khám bác sĩ để tránh tình trang viêm nang vú.
Cho trẻ bú mẹ thường xuyên
Trẻ bú trong lúc mẹ bị tắc tia sữa bị sốt là việc cần và nên thường xuyên thực hiện. Việc này giúp cho nang sữa và tuyến sữa trong cơ thể mẹ được hoạt động và điều tiết trở lại. Lượng sữa được tiết ra liên tục giúp cho ngực mẹ đỡ đau và giảm tình trạng ùn ứ sữa gây đông sữa và đau hơn cho mẹ. Lượng sữa tiết ra tuy không còn chất lượng như ban đầu nhưng trẻ vẫn cần sữa mẹ và mẹ cũng cần được tiết sữa.
Vệ sinh sạch sẽ vùng đầu vú
Đây là một điều cực kỳ quan trọng mà các mẹ cần lưu ý. Trong thời gian bị tắc tia sữa bị sốt, bầu ngực của mẹ sẽ đau và nhạy cảm với bất kỳ hoạt động cũng như tác động nào. Vệ sinh sạch sẽ vùng đầu vú và cả bầu ngực không chỉ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và sạch sẽ hơn mà còn bảo vệ và tránh tình trạng viêm đầu vú. Tắc tia sữa bị sốt gây ra các hậu quả không tốt cho sức khỏe và vẻ bên ngoài của mẹ. Đồng thời, bé cũng có thể không được bú mẹ thường xuyên.
Tăng cường hút sữa để thông tắc tia sữa
Ngoài cho con bú, mẹ nên lưu ý tăng cường hút sữa để thông tắc tia sữa. Khi hút sữa, các xúc giác từ đầu vú sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và qua đó thì não bộ sẽ được kích thước. Các hormone prolactin và oxytocin sẽ hoạt động nhiều hơn, tiết ra nhiều sữa hơn. Việc này thúc đẩy tốt cho quá trình thông tắc tia sữa. Đồng thời, dưới lực hút của máy hút sữa thì việc thông tắc tia cũng được thực hiện nhanh hơn.
Mẹ nên duy trì hút sữa đều đặn trong ngày theo lịch như trước. Power Pumping, L2 là 2 phương pháp hút sữa các mẹ có thể tham khảo trong giai đoạn này. Sữa hút thường xuyên, đều đặn và tiết ra không nằm trong ngực sẽ giúp mẹ cảm thấy đỡ đau và nhẹ nhàng hơn. Quá trình hút sữa bị tắc sẽ diễn ra trong một thời gian nhất định. Có thể lúc hút mẹ sẽ bị đau và nhức rất nhiều nhưng các mẹ nên cố gắng để vượt qua.
Sau khi hết tình trạng tắc tia sữa, mẹ vẫn nên duy trì lịch hút sữa đều đặn hàng ngày. Dựa vào nhu cầu sữa của bé cũng như lượng sữa trong mình để điều chỉnh sao cho phù hợp. Việc hút sữa sẽ giúp cho bé được có lượng sữa dự trữ sẵn khi cần bú bình dùng. Đồng thời, cơ thể mẹ nhẹ nhàng hơn và quan trọng nhất là hạn chế tình trạng tắc tia sữa bị sốt.
Chườm nóng và massage vùng ngực
Cuối cùng, mẹ cũng có thể kết hợp với massage và chườm nóng vùng ngực. Cách này rất hiệu quả trong việc điều tiết và xoa bóp ngực làm cho vùng ngực đỡ đau. Chườm nóng và massage ngực còn áp dụng được cho mẹ sau khi thông tắc tia sữa.
Chườm nóng sẽ làm nang sữa nở ra, phần sữa tắc có thể tan và tiết ra ngoài. Khi chườm, mẹ nên tập trung nhiều hơn ở vùng tắc sữa, có các cục nổi cộm lên để đẩy nhanh quá trình tan ra.
Đồng thời, masage cũng điều tiết cho ngực được được điều hòa. Khi massage, mẹ nên một tay tập trung ở bầu ngực, giữ bầu ngực. Tay còn lại xoa đều tại các vùng bị cục cứng nổi lên. Xoa nhẹ nhàng và tránh đẩy xuống làm ngực bị chảy xệ.
Xem thêm: Nguyên nhân tắc tia sữa và cách điều trị hiệu quả cho mẹ bầu
Samama Breast Care – địa chỉ thông tắc sữa uy tín
Hiện nay, khoảng 80% các bà mẹ bỉm sữa có thể mắc tình trạng tắc tia sữa bị sốt sau khi sinh. Những cơn đau nhức khiến cơ thể mẹ cảm thấy khó chịu và không thể chịu đựng được. Vậy nên, Samama Breast Case đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến và cho ra dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà với mong muốn giảm đi những cơn đau nhức vì tắc tia sữa.
Nhân viên của Samama Breast Care sẽ đến tận nhà, hỗ trợ và làm giảm tình trạng trên ngay cho mẹ. Đồng thời, tại đây chúng tôi cũng có các dịch vụ tư vấn liên quan đến tắc tia sữa, các biện pháp hạn chế và phòng ngừa ngay từ sớm. Bảng giá được cập nhật công khai, dễ dàng giúp bạn tra cứu và lựa chọn gói phù hợp.
Liên hệ ngay Samama Breast Case qua các thông tin bên dưới:
- Samama Breast Care – Thông Tắc Tia Sữa Tại Nhà
- Địa chỉ: Đường N18, Bến Cát, Bình Dương
- Tư vấn bán hàng: 0902.295.398
- Email: samamabreastcare@gmail.com
- Website: Thongtacsua.com
Kết luận
Tắc tia sữa bị sốt không nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ và gia đình nên sử dụng các phương pháp để làm hạ sốt và thông tắc tia sữa càng sớm càng tốt cho mẹ và bé. Với dịch vụ thông tắc tia sữa của Samama Breast Care, chúng tôi mang đến những trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ lành nghề để có thể thông tắc tia sữa, mẹ đỡ đau và thoải mái hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 090 229 5398 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm:
- 12 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà đơn giản
- [Hỏi đáp chuyên gia] Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?