[Tổng hợp] 6 nguyên nhân tắc tia sữa và biện pháp phòng ngừa

Tắc tia sữa là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt trong thời gian cho con bú. Mẹ bỉm phải trải qua nhiều cơn đau nhức, khó chịu và thậm chí là áp xe vú. Cùng Samama Breast Care theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những nguyên nhân tắc tia sữa cũng như phương pháp hiệu quả giúp điều trị dứt điểm tình trạng này nhé! 

Tắc tia sữa là gì? Thời điểm thường gặp tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng lại ở các ống dẫn sữa mà không thể đẩy ra ngoài được. Hiện tượng này khiến việc trẻ bú gặp nhiều khó khăn và gây ra những cơn đau nhức cho người mẹ.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì có thể điều trị dứt điểm tình trạng này và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bỉm. 

Thông thường, từ 02 – 03 ngày sau sinh, bầu vú của mẹ sẽ nặng, căng cứng và cảm giác nóng ấm. Sữa được tiết ra thành các tia và có cảm giác nổi cục, đây được gọi là hiện tượng căng sữa. Nếu không thăm khám sớm sẽ rất dễ dẫn đến tắc tia sữa và thậm chí mẹ có thể bị nhiễm trùng, phát sốt nếu tình trạng này kéo dài. Chính vì vậy, mẹ cần quan sát cơ thể của mình để phát hiện được những dấu hiệu bất thường sớm nhất.

Tắc tia sữa là gì? Thời điểm thường gặp tắc tia sữa
Tắc tia sữa là gì? Thời điểm thường gặp tắc tia sữa

Xem thêm: 12 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà đơn giản

Những triệu chứng thường gặp khi bị tắc tia sữa sau sinh

Triệu chứng của tình trạng tắc tia sữa thường biểu hiện âm ỉ, từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp những triệu chứng diễn ra rầm rộ, nhanh chóng và rõ rệt.

Dấu hiệu đầu tiên khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này là bầu ngực căng cứng, đau nhức và cảm giác nặng hơn. Đồng thời, sữa được tiết ra ít hơn, thậm chí là tắc sữa kể cả khi mẹ chủ động sử dụng máy hút sữa hoặc vắt bằng tay.

Bầu ngực của mẹ sẽ xuất hiện những cục cứng, gồ ghề với các kích thước khác nhau, khi sờ vào cảm thấy nhức. Sau đó, mẹ có thể bắt đầu sốt, xung quanh bầu ngực có các nốt sần, khi sờ vào ngực cảm giác nóng bất thường. Trong một số trường hợp khác, mẹ bỉm có thể bị sốt cao, mệt mỏi, đau đầu,….

Những triệu chứng thường gặp khi bị tắc tia sữa sau sinh
Những triệu chứng thường gặp khi bị tắc tia sữa sau sinh

Xem thêm: [Hỏi đáp chuyên gia] Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

6 nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp ở mẹ bầu

Tắc tia sữa là tình trạng lượng sữa của mẹ bị ứ lại bên trong ống dẫn sữa ở bầu ngực. Điều này khiến việc cho bé bú cũng như hút sữa (bằng máy) gặp nhiều khó khăn. Tắc sữa không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời thì sữa tắc lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nhiễm, áp xe và thậm chí là hoại tử vú. 

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, bao gồm:

Mới sinh con

Sau khi mới sinh, nhiều mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa dù chưa cho bé bú lần nào. Nguyên nhân chính là do sữa tích tụ quá nhiều trong một thời gian dài ở bầu ngực mà không được bé bú hoặc tắc dịch dẫn đến không thể chảy ra ngoài được. Việc ứ đọng sữa này có thể khiến bầu ngực căng cứng, đau nhức và sốt nhẹ. 

Mới sinh con nhiều mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa
Mới sinh con nhiều mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa

Sữa mẹ quá nhiều

Khả năng cung cấp sữa của mỗi mẹ bầu là khác nhau. Trong một số trường hợp, sữa mẹ về nhiều nhưng bé lại không bú hết khiến lượng sữa dư thừa trong bầu ngực kèm theo việc mẹ không hút sạch phần sữa thừa ra ngoài. Kết quả là sữa ứ đọng lại gây tắc tia sữa.

Em bé bú sai cách

Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, sữa không thể hút chảy ra ngoài nhiều và thay vào đó là tồn đọng lại ở bầu ngực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tắc tia sữa.

Em bé bú sai cách
Em bé bú sai cách

Ngực chịu áp lực

Khi mẹ đang trong thời gian cho con bú, kích thước ngực sẽ tăng lên do cần sản xuất sữa đều đặn cho trẻ bú. Nhiều mẹ không thay đổi size áo ngực khiến áo bó chặt và tạo áp lực lớn lên ngực hoặc mang địu để mang bé trước ngực cũng có thể làm cho bầu ngực chịu áp lực lớn. Đây là những nguyên nhân khiến tia sữa bị tắc. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay đổi thói quen nằm sấp khi ngủ hay tập luyện thể thao quá sức sau khi sinh.

Mẹ không cho bé bú đúng cữ

Do nguyên nhân sức khỏe hoặc công việc, mẹ có thể không cho trẻ bú thường xuyên hay không hút hết sữa ra trong khoảng 05 giờ đến 01 ngày cũng là nguyên dẫn đến tình trạng tắc tuyến sữa.

Mẹ bị stress kéo dài

Tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của cơ thể, trong đó có việc sản xuất sữa. Do vậy, nếu mẹ bỉm căng thẳng và stress kéo dài thì quá trình sản sinh hormone oxytocin bị cản trở, khiến việc giải phóng sữa gặp vấn đề. 

Mẹ bị stress kéo dài
Mẹ bị stress kéo dài

Xem thêm: Tắc tia sữa có mủ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tắc tia sữa có và những biến chứng nguy hiểm 

Dù là hiện tượng xảy ra khá phổ biến nhưng tắc tia sữa sau sinh vẫn là một vấn đề cần được lưu ý bởi có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những sản phụ gặp tình trạng tắc tia sữa nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú, lâu dần chuyển thành u xơ tuyến vú.

  • Viêm tuyến vú có các biểu hiện: Bầu ngực sưng to, rất đau. Khi sờ vào sẽ thấy có các cục cứng, dù có nặn cũng không thể tiết ra sữa, đầu vú đau đớn và sưng tấy.
  • Áp xe vú: Tình trạng mưng mủ ở khu vực tuyến vú, gây đau nhức dữ dội. Tình trạng này xảy ra nếu mẹ bị tắc tia sữa trong một thời gian dài (hơn 01 tuần) mà không được điều trị dứt điểm.

Tắc tia sữa sau khi sinh nếu không được xử lý sớm còn có thể dẫn đến mất sữa một phần hoặc toàn phần. Mẹ không có sữa để bé bú mà phải chuyển sang dùng các loại sữa công thức hay nguồn sữa khác.

Tắc tia sữa gây căng tức, đau đớn khiến mẹ bỉm khổ sở vì đau. Tình trạng này kéo dài dễ khiến mẹ bị căng thẳng, stress và ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi bé bằng sữa mẹ. Thậm chí, nhiều mẹ có thể rơi vào trầm cảm sau sinh do tắc tia sữa kéo dài mà không được điều trị khỏi.

Tắc tia sữa có và những biến chứng nguy hiểm 
Tắc tia sữa có và những biến chứng nguy hiểm

Xem thêm: [Giải đáp chuyên gia] Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh?

Biện pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh an toàn, hiệu quả

Nếu có những dấu hiệu ban đầu của tình trạng tắc tia sữa, mẹ cần gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở có uy tín để có biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả. 

Điều trị bằng liệu pháp vật lý

Tuỳ vào trường hợp cụ thể để có phương pháp trị liệu phù hợp và hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng sữa bị ứ đọng gây nên viêm tắc tuyến vú. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các liệu pháp vật lý trị liệu có thể đánh tan các khối sữa bị đông kết một cách nhanh chóng. Đồng thời, những phương pháp này cũng không gây sang chấn hay tổn thương tuyến sữa bị viêm và hệ thống ống dẫn sữa. Đặc biệt, không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau nên các mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường.

Một số liệu pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng để điều trị tắc tia sữa sau sinh:

  • Trị liệu bằng nhiệt: Phương pháp này có tác dụng giảm đau, giảm co thắt những tổ chức, đồng thời tăng cường khả năng chống viêm và tái sinh tổ chức giúp các vết thương nhanh lành. 
  • Trị liệu bằng siêu âm: Phương pháp này có tác dụng giúp giảm đau và làm mềm những tổ chức đồng thời tăng cường phản ứng sinh học cũng như quá trình chuyển hoá.
  • Trị liệu bằng laser: Phương pháp này giúp giảm phù nề tổ chức và chống viêm, giảm đau đồng thời tăng cường hoạt tính của các nguyên bào sợi giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, tái tạo các tổ chức mô.
Trị liệu tắc tia sữa bằng siêu âm
Trị liệu tắc tia sữa bằng siêu âm

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh nên ăn gì chữa tắc tia sữa?

Điều trị tại nhà

Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng một số cách thông tắc tia sữa ngay tại nhà như sau:

  • Nếu bầu vú không quá đau nhức, mẹ có thể cho bé bú bên phần ngực bị đau trước, bởi vì lúc này trẻ sẽ tác động lực mút mạnh nhất để có thể hút sữa nhờ đó giúp thông tắc tia sữa.
  • Sử dụng túi chườm nóng để áp nhẹ vào khu vực quanh bầu ngực, phương pháp này giúp lượng sữa sẽ chảy ra đều hơn.
  • Mẹ cần thường xuyên thay đổi tư thế khi cho trẻ bú, chẳng hạn như: Nằm, ngồi, ôm,… để giúp lượng sữa trong các ống dẫn được hút ra ngoài nhẹ nhàng hơn.
  • Xoa bóp và massage nhẹ nhàng cho vùng ngực đau thường xuyên để thông các tuyến sữa bị tắc nghẽn. Mẹ nên thực hiện đều đặn và kết hợp với chườm ấm trước khi cho bé bú để khai thông các tuyến sữa, đồng thời hỗ trợ giảm sưng đau vú.
Sử dụng túi chườm nóng để áp nhẹ vào khu vực quanh bầu ngực
Sử dụng túi chườm nóng để áp nhẹ vào khu vực quanh bầu ngực

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Mẹ có thể áp dụng một số kinh nghiêm dân gian để hỗ trợ cải thiện tình trạng tắc tia sữa như sau:

  • Thông tắc các tia sữa với lá đinh lăng: Theo dân gian, lá đinh lăng được sử dụng ở nhiều trạng thái khác nhau có thể giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn các tuyến sữa thường gặp ở bà mẹ sau sinh. 
    • Sử dụng khoảng 150 gam lá đinh lăng tươi kết hợp 50 gam lá diếp cá, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, cho tất cả vào cối để giã nát và đắp lên vùng ngực. Chỉ một lúc sau, mẹ sẽ cảm thấy bớt căng tức bầu ngực và dễ chịu hơn rất nhiều. 
    • Sử dụng khoảng 150 gam lá đinh lăng, rửa sạch và cho vào nồi đun với 250ml nước để lấy nước uống. Mẹ nên uống trong 03 ngày liên tục để cải thiện tình trạng tắc nghẽn tia sữa.
    • Sử dụng lá đinh lăng để nấu món cháo giò heo: Chân giò hầm kết hợp với đu đủ hoặc một số loại đậu cùng với lá đinh lăng sẽ tạo thành món ăn có tác dụng lợi sữa. Đinh lăng tươi 150 gam được rửa sạch và nấu với nước, sau đó bỏ phần lá chắt lấy nước. Chân giò cũng làm sạch và cắt khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó cho vào nồi chứa nước đinh lăng (đã lọc được) với 150 gam gạo để nấu cháo cùng với chân giò. Mẹ ăn món cháo này trong 02 đến 03 ngày liền sẽ cải thiện đáng kể tình trạng tắc tia sữa.
    • Sử dụng lá đinh lăng hầm với thịt viên hoặc sườn non. Bạn có thể thay thế phần chân giò bằng thịt viên hay sườn non để tăng tính hấp dẫn cho món ăn mà vẫn cải thiện được tình trạng tắc tia sữa. Hơn nữa, món ăn này còn rất bổ dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng và thải độc tố cho cơ thể.
Sử dụng lá đinh lăng để nấu món cháo giò heo
Sử dụng lá đinh lăng để nấu món cháo giò heo
  • Thông tắc các tia sữa với bắp cải: Mẹ có thể dùng phương pháp chườm ấm bằng lá bắp cải để xử lý tình trạng tắc tia sữa. Sử dụng lá bắp cải được rửa sạch, rồi ngâm với nước muối đã pha loãng. Sau đó trụng qua lá bắp cải trong nước đun sôi và lấy lá bắp cải chườm quanh bầu ngực đang bị đau giúp cải thiện triệu chứng căng tức ngực và giảm tắc tia sữa.
  • Sử dụng men rượu và xôi nếp bọc trong khăn mềm và mỏng, sau đó đắp lên phần bầu vú bị tắc tia sữa.
  • Mít – Đây là một loại trái cây khá phổ biến và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hơn nữa, lá mít còn được sử dụng trong việc cải thiện tình trạng tắc nghẽn các tia sữa. Bạn có thể lấy một ít lá mít bánh tẻ và rửa sạch, lau khô. Sau đó hơ lá mít quanh lửa để làm nóng rồi đặt lên bầu vú tắc sữa, kết hợp massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ phía trong hướng ra ngoài. Thực hiện phương pháp này khoảng 02 đến 03 ngày liên tục.
  • Sử dụng lá bồ công anh khô (khoảng 15 gam) rửa sạch và đun sôi cùng 500ml nước để lấy phần nước uống. Nếu sử dụng lá bồ công anh tươi thì cần khoảng 50 gam và tiến hành tương tự. Sử dụng nước uống này khoảng 03 ngày liên tục và 02 lần/ngày để cải thiện tình trạng tắc nghẽn các tia sữa. Ngoài ra, mẹ có thể dùng lá bồ công anh xay nhuyễn để lấy bã đắp lên bầu vú bị sưng đau. Hoặc có thể lấy lá bồ công anh để nấu cháo với gạo tẻ với 02 lần/ngày để mang lại hiệu quả rõ rệt với tình trạng tắc tia sữa.
Sử dụng lá bồ công anh cải thiện tình trạng tắc tia sữa
Sử dụng lá bồ công anh cải thiện tình trạng tắc tia sữa

Xem thêm: Tắc tia sữa bị sốt: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục

Phương pháp phòng ngừa tắc nghẽn tia sữa hiệu quả

Tắc nghẽn các tia sữa sau khi sinh không chỉ khiến mẹ bỉm đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi bé bằng sữa mẹ. Vì thế, cần phải có biện pháp phòng ngừa để hạn chế gặp phải tình trạng này. Mẹ có thể tham khảo, áp dụng một số cách dưới đây:

  • Cho bé bú thường xuyên và đúng cữ: Nếu bé không chịu bú, mẹ hãy dùng máy để hút sữa đúng cữ nhằm đảm bảo lượng sữa được sản xuất được đẩy hết ra ngoài mà không ứ đọng trong bầu ngực.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Thói quen này giúp cho sản xuất sữa được thuận lợi hơn cũng như khơi thông các tuyến sữa giúp bé bú dễ dàng hơn. 
  • Xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, đặc biệt hạn chế stress, căng thẳng ở giai đoạn sau sinh.
  • Không mặc áo ngực quá chật, đồng thời hạn chế tác động mạnh vào bầu ngực.
  • Mẹ tập thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga cho phụ nữ sau sinh,… vừa tăng cường sự hồi phục sức khỏe vừa hỗ trợ tiết sữa và ngăn chặn các nguy cơ tắc tia sữa.
Mẹ tập thể dục nhẹ nhàng
Mẹ tập thể dục nhẹ nhàng

Xem thêm: Hướng dẫn cách thông tắc tia sữa bằng máy an toàn hiệu quả

Thông tắc tia sữa an toàn, hiệu quả tại Samama Breast Care

Hiện nay, trên thị trường các dịch vụ thông tắc sữa và hỗ trợ mẹ sau sinh được quảng cáo rất nhiều với những câu mời chào hấp dẫn. Điều này vừa tạo cơ hội cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhưng cũng vừa hoang mang vì không biết đâu mới là cơ sở uy tín.

Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tìm kiếm một dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà thì có thể tham khảo Samama Breast Care. Khi sử dụng dịch vụ tại Samama Breast Care, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình gồm 08 bước cơ bản:

  • Bước 1. Vệ sinh tay và dụng cụ thông sữa, ngực.
  • Bước 2. Kiểm tra & thăm khám.
  • Bước 3. Vệ sinh đầu ti.
  • Bước 4. Sử dụng nhiệt nóng nông.
  • Bước 5. Đánh tan sữa đông kết.
  • Bước 6. Lấy sữa ứ đọng bằng máy.
  • Bước 7. Kiểm tra & Xử lý lại.
  • Bước 8. Hướng dẫn.
Samama Breast Care sử dụng máy móc hiện đại
Samama Breast Care sử dụng máy móc hiện đại

Samama Breast Care cam kết:

  • Hỗ trợ nhiệt tình 24/24: Tư vấn và hỗ trợ các mẹ xử lý thông tắc tia sữa 24/24.
  • Sử dụng máy móc hiện đại: Máy siêu âm đa tần kết hợp với đèn hồng ngoại và máy hút sữa chuyên dùng để đánh tan các khối sữa ngưng kết nhanh chóng.
  • Hoàn tiền: Hoàn phí dịch vụ nếu việc xử lý thông tắc tia sữa không đạt yêu cầu.

Thông tin liên hệ

Samama Breast Care – Thông Tắc Tia Sữa Tại Nhà

  • Địa chỉ: Đường N18, Bến Cát, Bình Dương.
  • Tư vấn bán hàng: 0902.295.398
  • Email: samamabreastcare@gmail.com
  • Website: Thongtacsua.com
Samama Breast Care - Dịch vụ thông tắc tia sữa an toàn, hiệu quả
Samama Breast Care – Dịch vụ thông tắc tia sữa an toàn, hiệu quả

Bài viết chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân tắc tia sữa và cách xử lý triệt để tình trạng này giúp các mẹ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất. Nếu bạn đọc có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, vui lòng gửi lại lời nhắn để được đội ngũ chuyên gia của Samama Breast Care hỗ trợ nhiệt tình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *