4 cách massage tan cục sữa tại nhà hiệu quả, đơn giản nhất

Tắc tia sữa là một trong những nỗi ám ảnh mà hầu hết các mẹ bỉm đều phải trải qua. Tình trạng căng tức vùng ngực tạo cảm giác đau đớn và khó chịu. Nếu không được xử lý kịp thời, mẹ sẽ dễ gặp phải vấn đề áp xe vú vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng Samama Breast Care tìm hiểu các cách massage tan cục sữa tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây nên tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng sữa không thể thoát ra khỏi ống dẫn trong bầu ngực, lâu ngày gây ứ đọng. Điều này gây khó khăn trong việc bú sữa của bé cũng như hút sữa để tích trữ. Để biết cách massage tan cục sữa, trước tiên mẹ cần biết được nguyên nhân gây tắc tia sữa. 

  • Mới sinh con: Khi mới sinh, em bé thường bú ít hoặc chưa biết cách ngậm đúng khớp nên không thể bú hết lượng sữa có trong mẹ. Sữa bị bí tắc không chảy ra ngoài được khiến đầu vú bị căng cứng và đau nhức. 
  • Mẹ có quá nhiều sữa: Lượng sữa có trong mỗi mẹ bỉm là khác nhau, trong một số trường hợp sữa mẹ quá nhiều nhưng bé bú không hết. Phần sữa dư thừa không thể chảy ra ngoài bị ứ đọng trong ngực sẽ gây vón cục và tắc tia sữa. 
  • Con bú sữa mẹ chưa đúng cách: Sữa sẽ không thể chảy ra ngoài nhiều khi em bé ngậm vú mẹ chưa đúng cách. Đây là nguyên nhân cực kỳ phổ biến gây tắc tia sữa ở các mẹ bỉm.
  • Ngực chịu áp lực: Việc mặc áo ngực nhỏ hơn so với size ngực có thể khiến ngực bị bó chặt gây khó chịu. Ngoài ra, khi địu bé trước ngực hoặc nằm sấp bầu ngực của mẹ cũng có thể chịu áp lực lớn. Vô tình các tia sữa cũng phải chịu áp lực khiến sữa không thể chảy ra ngoài một cách dễ dàng.
Mẹ có nhiều sữa thường gặp phải tình trạng tắc tia sữa
Mẹ có nhiều sữa thường gặp phải tình trạng tắc tia sữa

Xem thêm: [TỔNG HỢP] 7 cách làm tan cục sữa tắc đơn giản, hiệu quả

4 cách massage thông tắc tia sữa tan cục sữa tại nhà hiệu quả

Massage vú là một trong những cách thông tắc tia sữa phổ biến được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Cách làm này vô cùng đơn giản, mẹ không cần phải chuẩn bị bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Sau đây là 4 cách xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà đơn giản mà mẹ có thể tham khảo:

Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa

Việc tự xoa bóp giúp thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa vón cục được nhiều mẹ áp dụng thành công. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất, mẹ bỉm cần thao tác đúng cách. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào lực tác động lên bầu ngực, nơi bị căng cứng và đau nhức. Cách massage thông tắc tia sữa được thực hiện như sau:

  • Trước tiên mẹ rửa tay sạch, sử dụng khăn khô thấm nước lau nhẹ lên bầu ngực.
  • Hai bàn tay khép lại đặt ở vị trí song song trên bầu ngực, di chuyển xoay đều bầu ngực theo hướng từ trái qua phải và ngược lại. Thao tác này cần được thực hiện liên tục trong vòng 30 giây. 
  • Tiếp theo, mẹ dùng ngón tay ấn day bầu ngực theo hướng từ trong ra ngoài. Mẹ nên tập trung massage chủ yếu ở cục sữa bị vón trong khoảng 30 giây. Trường hợp cảm thấy đau nhức, mẹ có thể giảm lực và xoa bóp chậm hơn. 
  • Ngón tay cái đặt trên núm ti, ngón tay trỏ đặt đối diện ngón cái. Mẹ sử dụng 2 ngón tay này từ từ vắt tia sữa theo hướng từ trong ra ngoài để nặn lượng sữa thừa ra ngoài.
Phần lớn các mẹ bỉm đều chọn cách tự xoa bóp thông sữa
Phần lớn các mẹ bỉm đều chọn cách tự xoa bóp thông sữa

Khi thực hiện đúng cách, cục sữa vón cục sẽ trở nên mềm hơn và tan từ từ. Bởi lượng sữa thừa đã được đẩy ra giúp cho sữa mẹ được lưu thông bình thường. Việc massage tắc tia sữa làm kích thích tăng tiết để sữa mẹ được chảy ra đều hơn, không bị vón cục. Đây còn là liệu pháp giúp thư giãn ống dẫn sữa để giảm căng cứng và đau nhức vùng ngực cho mẹ. 

Kết hợp chườm nóng và cách massage tan cục sữa

Trong y học, việc chườm nóng có chức năng làm các mạch máu được giãn ra. Đồng thời cục sữa vón cũng dễ tan hơn làm lưu thông ống dẫn sữa. Cách làm này khi kết hợp với massage sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn trong việc chữa tắc tia sữa. 

  • Mẹ cần chuẩn bị một thau nước nóng ở nhiệt độ khoảng từ 50 – 70 độ C, tránh trường hợp nước quá nóng gây phỏng. 
  • Tiếp theo mẹ đổ phần nước nóng này vào túi chườm hoặc sử dụng khăn xô nhúng trực tiếp vào nước và vắt ráo. 
  • Túi chườm và khăn khô này được dùng để đắp lên ngực trong vòng 15 – 20 phút. Tuyệt đối không được đắp lâu hơn vì có thể gây đỏ rát vùng da ngực. Nếu vùng ngực chưa có dấu hiệu mềm ra, mẹ có thể chườm thêm lần nữa. Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 lần chườm nóng tối thiểu là 3 giờ. 
Chườm nóng kết hợp massage tan cục sữa mang lại hiệu quả khá tốt
Chườm nóng kết hợp massage tan cục sữa mang lại hiệu quả khá tốt

Sau khi chườm nóng, mẹ bỉm nên thực hiện các bước xoa bóp chữa tắc tia sữa như đã đề cập phía trên. Mỗi ngày thực hiện đều đặn từ 3 – 4 lần, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra mẹ còn có thể tắm nước ấm dưới vòi sen, lưu ý là để nước chảy trực tiếp vào ngực. Nhờ đó các cục vón sữa sẽ được đánh tan và làm giãn nở ống thông sữa. 

Kết hợp massage tắc tia sữa và cho con ti trực tiếp

Việc kết hợp massage đồng thời cho con ti trực tiếp từ ngực mẹ sẽ kích thích sữa về đầu nhanh hơn. Tình trạng sữa ứ đọng gây vón cục cũng sẽ thuyên giảm đáng kể. Trước khi cho em bé bú, mẹ nên massage ngực theo hướng dẫn để vùng ngực mềm hơn giúp giảm cơn đau nhức. Mẹ nên cho bé bú hết sữa ở 1 bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.

Việc cho bé bú thường xuyên cũng là cách làm giảm tắc tia sữa hiệu quả. Mẹ nên duy trì cho bé bú khoảng 2 – 3 giờ/ lần kết hợp với việc massage ngực để thông sữa. Khi đó sữa mẹ sẽ ra nhiều hơn, hiện tượng tắc tia sữa cũng sẽ không còn. Trường hợp trẻ không bú hết sữa, mẹ cần dùng nước ấm vệ sinh sạch đầu vú. Sau đó dùng máy hút hết phần sữa còn lại để trữ đông. 

Sau khi cho bé ti mẹ cần phải vệ sinh vùng ngực sạch sẽ
Sau khi cho bé ti mẹ cần phải vệ sinh vùng ngực sạch sẽ

Khi biết cách massage tan cục sữa kết hợp cho con ti mang lại hiệu quả nhanh chóng. Trong phương pháp này, mẹ cần lưu ý lau sạch sữa và nước bọt của sau khi cho bé bú xong. Bởi nếu không được vệ sinh, vùng ti của mẹ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây tắc tia sữa. 

Cách massage tan cục sữa kết hợp bấm huyệt

Xoa bóp chữa tắc tia sữa là phương pháp tác động vật lý phù hợp với tình trạng sữa vón cục ở mức độ nhẹ. Để khắc phục vấn đề nhanh hơn mẹ có thể kết hợp massage cùng với bấm huyệt. Theo các chuyên gia, những huyệt cần được tác động bao gồm:

  • Huyệt kiên tỉnh: Trong y học, loại huyệt này nằm ở vị trí chính giữa bả vai, trên đường thẳng nối từ vị trí cao nhất của gáy đến bờ ngoài mỏm vai. Tuy nhiên, mẹ bỉm không thể tự bấm huyệt mà phải nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Bấm huyệt bằng cách ấn mạnh vào huyệt đạo bằng ngón tay cái để làm giảm cảm giác căng cứng. 
  • Huyệt dịch môn: Huyệt đạo này nằm tại vị trí giữa kẽ ngón áp úp và ngón út. Mẹ dùng ngón tay xoa bóp tại huyệt dịch môn trong vòng 3 phút để tạo cảm giác đau nhẹ. Thực hiện thao tác này mỗi ngày 2 lần kết hợp với massage ngực, bạn sẽ cảm nhận thay đổi rõ rệt. 
  • Huyệt ốc ế: Mẹ dùng ngón tay cái ấn mạnh vào bờ xương sườn số 3, từ núm ti thẳng lên.
  • Huyệt nhũ căn: Loại huyệt này nằm tại bờ xương sườn số 6, ngay phía dưới bầu ngực. Để tìm chính xác vị trí của huyệt nhũ căn, mẹ nâng bầu ngực lên và dùng tay ấn mạnh vào đó.
Massage đúng huyệt giúp giảm tắc tia sữa ngay lập tức
Massage đúng huyệt giúp giảm tắc tia sữa ngay lập tức

Biện pháp giúp mẹ phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa vón cục là tình trạng thường gặp nên nhiều mẹ bỉm mang tâm lý chủ quan. Tuy nhiên nếu không có phương án khắc phục kịp thời, biến chứng để lại là không hề nhỏ. Để hạn chế tối đa khả năng bị tắc tia sữa, mẹ nên chú trọng việc phòng ngừa bằng các cách dưới đây:

  • Sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu của con hoặc theo lịch trình thường xuyên. Điều này sẽ giúp hạn chế lượng sữa bị ứ đọng khi bầu ngực được làm rỗng. 
  • Mẹ cần chỉnh cách bú của con sao cho đúng để bé bú được nhiều sữa và bú hết lượng sữa có trong mỗi bầu ngực.
  • Mẹ bỉm nên ưu tiên mặc các loại quần áo rộng rãi, tránh các loại áo ngực quá chật để dễ dàng cho con bú.
Mẹ bỉm cần có ý thức phòng tránh tình trạng tắc tia sữa cho mình
Mẹ bỉm cần có ý thức phòng tránh tình trạng tắc tia sữa cho mình
  • Một số mẹ bỉm có lượng sữa nhiều hơn nhu cầu bú của con, nguy cơ bị tắc ống dẫn sữa là rất cao. Lúc này mẹ nên sử dụng máy hút sữa để làm rỗng bầu ngực sau mỗi cữ bú của con. Đồng thời việc hút sữa theo cữ sẽ hạn chế được tình trạng tắc sữa vừa đảm bảo được lượng sữa dồi dào. 
  • Mẹ nên thường xuyên massage bầu ngực để tránh tình trạng tắc nghẽn sữa gây đau tức
  • Sau mỗi cữ bú của con, mẹ nên vệ sinh sạch khu vực đầu ti để tránh bị nhiễm khuẩn. Điều này sẽ giúp tránh được các ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa cho bé cũng như sức khỏe của mẹ.

Samama Breast Care – Dịch vụ thông tắc sữa tại nhà an toàn

Tắc tia sữa vón cục luôn là nỗi ám ảnh hàng đầu của các mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ. Ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng cách massage tan cục sữa để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ có thể sử dụng dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà của Samama Breast Care. Đơn vị mang đến giải pháp tối ưu cho các bà mẹ với nhiều dịch vụ như:

  • Thông tắc tia sữa
  • Xử lý tình trạng bị cương sữa
  • Hỗ trợ kích sữa non
  • Tư vấn kích sữa cho mẹ
  • Khắc phục tình trạng viêm, áp xe bầu ngực
  • Bảo trì vú
  • Hỗ trợ, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
  • Tư vấn các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tình trạng tắc tia sữa

Để được hỗ trợ thông tắc tia sữa tại nhà cũng như sử dụng các dịch vụ có tại Samama Breast Care, mẹ vui lòng liên hệ tới:

  • Địa chỉ: Đường N18, Bến Cát, Bình Dương
  • Tư vấn bán hàng: 0902 295 398
  • Email: samamabreastcare@gmail.com
  • Website: Thongtacsua.com
Samama Breast Care hỗ trợ thông tắc tia sữa tại nhà nhanh chóng
Samama Breast Care hỗ trợ thông tắc tia sữa tại nhà nhanh chóng

Lời kết

Với những chia sẻ trên Samama Breast Care đã hướng dẫn cho mẹ bỉm cách massage tan cục sữa một cách chi tiết. Trường hợp tự chữa tắc tia sữa không hiệu quả tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám. Samma Breast Care là địa chỉ tin cậy hỗ trợ thông sữa tận nhà, khi có nhu cầu vui lòng liên hệ qua hotline 0902 295 398 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *