Nhiều mẹ đau đầu tìm cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà vì tình trạng này khiến việc cho con bú trở nên đau đớn và khó khăn. Để giúp các bà mẹ giải quyết vấn đề đau đầu này, Samama Breast Care đã tổng hợp và cập nhật 20 cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo và áp dụng để sớm khắc phục tình trạng viêm tuyến sữa nhé!
Viêm tuyến sữa là gì?
Viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều ống dẫn sữa khiến cho mô vú bị sưng nề bất thường và khiến mẹ cảm thấy đau. 6 tuần đầu khi cho con bú là thời điểm mẹ dễ bị viêm tuyến sữa nhất. Tình trạng sữa bị ứ trệ có thể gây viêm hoặc không. Nếu bị nhiễm trùng, mẹ sẽ cảm thấy đau dữ dội, bầu ngực sưng đỏ, phù nề. Thậm chí khi mủ tập trung trong các mô vú sẽ khiến bệnh triển thành áp xe.
Chính vì thế nên viêm tuyến sữa được chi làm 2 loại chính để từ đó có phương pháp theo dõi, điều trị lâm sàng phù hợp:
- Viêm vú không truyền nhiễm thường do ống dẫn sữa bị tắc: Đây là tình trạng tích tụ sữa trong một hoặc nhiều ống tuyến vú ở phụ nữ đang cho con bú, có thể giảm bớt bằng cách thải bớt sữa bị ứ đọng ra ngoài. Mặt khác, viêm tuyến sữa do ứ đọng sữa thường tiến triển thành viêm tuyến sữa nhiễm trùng do ứ đọng và viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
- Viêm tuyến sữa truyền nhiễm: Đây là tình trạng viêm tuyến sữa phổ biến nhất. Vi khuẩn xâm nhập vào thông qua vùng da của núm vú bị tổn thương và chủ yếu do Staphylococcus aureus gây ra. Lúc này, không chỉ núm vú mà vùng da xung quanh núm vú cũng bị tổn thương. Do đó, khi gặp tình trạng này, mẹ nên nhờ sự hướng dẫn y tế kịp thời của các chuyên gia.
Xem thêm: [TỔNG HỢP] 7 cách làm tan cục sữa tắc đơn giản, hiệu quả
Nguyên nhân gây viêm tắc tuyến sữa
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tắc tuyến sữa và để có thể đưa ra được cách điều trị phù hợp, trước tiên cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm tuyến sữa thường gặp:
- Do mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú chưa đúng cách dẫn đến sữa bị ứ lại trong bầu ngực gây tắc và viêm nhiễm.
- Sử dụng áo ngực quá chật, chất liệu vải kém thông thoáng, không đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ và bé.
- Nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ bầu vú trước và sau khi cho con bú rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé.
- Vi khuẩn xâm nhập núm vú qua các vết nứt da: Vi khuẩn có thể xâm nhập núm vú qua các kẽ da vào hệ thống ống dẫn sữa trong quá trình cho con bú và sinh hoạt hàng ngày từ đó gây ra viêm tuyến sữa. Những giọt sữa đọng lại chính là môi trường thích hợp cho vi sinh vật và vi khuẩn phát triển.
- Do mẹ mắc một số bệnh mãn tính hoặc ung thư: Một số bệnh mãn tính hoặc khối u ác tính, đặc biệt là ung thư vú, có thể bắt đầu bằng viêm ống dẫn sữa, khi mẹ quan sát thấy bất thường và khi đi khám bác sĩ thì phát hiện tế bào ung thư. Nếu đi kèm với nhiễm trùng thì tình trạng bệnh có xu hướng lan rộng và tái đi tái lại nhiều lần.
Những nguyên nhân gây viêm tuyến sữa kể trên thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú hoặc sau thời kỳ mãn kinh. Hầu hết là có thể điều trị và phòng tránh được nhưng nếu viêm tuyến sữa do bệnh lý khác gây ra, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc áp dụng các kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa theo dân gian không còn có hiệu quả.
Xem thêm: Mất sữa 4 tháng có kích lại được không? [Giải đáp]
Những ai có nguy cơ cao bị viêm tắc tuyến sữa
Viêm tắc tuyến sữa là một tình trạng khá phổ biến ở các bà mẹ cho con bú. Viêm tuyến sữa hiện có thể phát triển ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:
- Người bị tiểu đường
- Người có hệ miễn dịch kém
- Người vừa trải qua phẫu thuật ở vùng ngực
Triệu chứng thường gặp khi bị viêm tắc tuyến sữa
Để nhận biết mình có bị viêm tắc tuyến sữa không, mẹ có thể dựa vào các triệu chứng thường gặp khi bị viêm tuyến sữa sau:
- Sưng, nóng, đỏ, đau, ngứa ran ở vùng vú
- Khi cho con bú có cảm giác nóng rát, quá trình tiết sữa bị gián đoạn
- Viêm vú thường xảy ra ở một bên, hiếm khi xảy ra cả hai bên cùng một lúc
- Tiết dịch núm vú bất thường
- Những thay đổi trên da vùng vú, đôi khi có vết màu da cam, là dấu hiệu của bệnh ung thư
- Trường hợp nặng, viêm tắc tuyến sữa sẽ có các triệu chứng toàn thân như sốt cao, sưng hạch bạch huyết
- Mệt mỏi, uể oải, bất tiện trong sinh hoạt
Xem thêm: Nguyên tắc vắt sữa mẹ: Thời điểm và một số lưu ý cần nắm
5 cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà đơn giản cho mẹ sau sinh
Nếu mẹ đang gặp tình trạng viêm tắc tuyến sữa, hãy áp dụng các cách sau đây để bệnh thuyên giảm
Đắp lá bắp cải lên ngực mẹ bầu
Có thể bạn không nghĩ rằng dùng lá bắp cải lại có thể hỗ trợ điều trị viêm tuyến sữa nhưng sự thật là như vậy. Lá bắp cải có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và viêm nhiễm ở ngực. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng lá bắp cải như một miếng gạc lạnh có hiệu quả đối với phụ nữ bị viêm vú.
Cách thực hiện:
- Làm lạnh lá bắp cải xanh đã rửa sạch và để ráo nước.
- Tỉa lá cho vừa với vòng ngực của mình, nhưng nhớ chừa một lỗ để lộ núm vú.
- Đắp lá bắp cải lên ngực và để núm vú lộ ra ngoài trong 20 phút.
- Sau khi đắp xong, làm sạch lại vùng ngực cẩn thận
- Thực hiện cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà bằng lá bắp cải 3 lần/ngày để có hiệu quả
Sử dụng tinh dầu
Tinh dầu đã được chứng minh có tác dụng trong việc điều trị viêm tuyến sữa, đặc biệt là tinh dầu cây trà. Loại dầu này có chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm terpinen-4-ol.
Cách thực hiện:
Pha loãng tinh dầu cây trà với dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân rồi thoa lên vùng ngực
Lưu ý: Khi dùng tinh dầu trị viêm tuyến sữa phải hết sức thận trọng vì trẻ sơ sinh có thể nuốt tinh dầu gây hại. Do đó, sau mỗi lần thực hiện xong, mẹ hãy dùng khăn ẩm và mềm để lau sạch tinh dầu trước khi cho bé bú.
Massage vú
Massage ngực trong khi cho con bú là một cách an toàn và hiệu quả để giảm viêm tắc tuyến sữa. Nguyên nhân là do khi xoa bóp, ngực sẽ nóng lên, khiến các cục sữa tắc tan ra. Massage cũng làm tăng lưu lượng máu giúp các mô ngực đàn hồi tốt hơn, giảm thiểu cảm giác khó chịu và đau nhức.
Cách thực hiện:
Để cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà này phát huy tác dụng cao nhất, hãy thực hiện trong khi cho con bú và di chuyển theo hướng núm vú. Bắt đầu bằng ngón tay cái phía trên vùng bị ảnh hưởng và ấn mạnh về phía núm vú. Nếu không xác định được chính xác vị trí cần massage thì chỉ cần ấn vào những vùng da sần hoặc cứng.
Dùng tỏi sống
Dùng tỏi sống là một trong những cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà hiệu quả và an toàn nhất. Tỏi sống có chức năng như một loại kháng sinh, kích thích hệ thống miễn dịch và hỗ trợ trong cuộc chiến chống phù nề và viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
Giã nát vài tép tỏi rồi chắt lấy nước cốt đắp lên ngực. Massage nhẹ nhàng cho đến khi nước tỏi sống khô lại rồi lấy khăn ẩm lau sạch. Ngoài ra, mẹ có thể ăn tỏi hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có công dụng hỗ trợ chữa lành vết thương và bổ sung chất chống oxy hóa trong cơ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin C giúp điều trị bệnh viêm tuyến sữa có hiệu quả. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin C mẹ có thể đưa vào thực đơn hằng ngày của mình:
- Cam
- Ớt đỏ
- Quả kiwi
- Bông cải xanh
- Bắp cải tí hon
- Khoai tây
- Súp lơ trắng
- Cà chua
15 cách chữa viêm tắc tuyến sữa dân gian hay, hiệu quả
Ngoài 5 cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà trên, mẹ có thể áp dụng 15 mẹo chữa viêm tuyến sữa dân gian hiệu quả sau:
- Chườm nước nóng: Có thể dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng (chú ý không dùng nước nóng quá vì sẽ gây bỏng) để thoa dầu lên ngực. Một tay chườm, một tay massage sẽ làm cho sữa bị tắc chảy ra nhanh hơn.
- Massage bằng tay: Dùng tay ép 2 bầu ngực lại với nhau, sau đó massage nhẹ nhàng theo vòng tròn khoảng 20 – 30 lần để giúp tình trạng viêm tắc tuyến sữa thuyên giảm.
- Lá mít: Hơ nóng 18 lá mít rồi đặt mỗi bên 9 chiếc vào chỗ cứng nhất trên ngực. Sau đó xoa bóp cho đến khi sữa chảy ra rồi cho bé bú. Lực hút của bé sẽ giúp sữa chảy ra nhanh hơn. Duy trì phương pháp này và lặp lại nó trong một vài ngày.
- Hành tím: Thái mỏng hành tím rồi đắp lên bầu ngực (trừ núm vú), sau đó dùng khăn mỏng trùm lên và buộc lại, làm trong 4 ngày, mỗi ngày làm 2 cái.
- Lá tía tô và lá rau dừa nước: Giã nát lá tía tô + ngọn và lá rau dừa nước đắp lên vú và đắp.
- Lá đinh lăng và lá diếp cá: Làm tương tự như lá tía tô và lá rau dừa nước
- Đu đủ: Lấy một quả đu đủ non nướng chín rồi cắt lát mỏng đắp lên 2 bầu ngực.
- Lá gấc và lá bồ công anh: Giã nát lá gấc và lá bồ công anh rồi thêm chút rượu vào sau đó đắp lên bầu ngực. Làm sạch cẩn thận trước khi cho con bú.
- Sử dụng men rượu: Nghiền nhỏ men rượu rồi pha thêm chút rượu bôi lên ngực, lấy khăn mỏng và sạch băng lại. Sau vài giờ thì dùng cơm nóng đắp lên và xoa bóp nhẹ nhàng, làm trong 2 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Bọc xôi nóng vào khăn mềm để đắp lên chỗ bị tắc, đồng thời xoa bóp từ ngoài vào trong.
- Lấy phần cuống trắng của lá bắp cải đun trên bếp cho thật nóng. Sau đó đắp một lớp khăn lên chỗ bị tắc sữa, đặt cuống bắp cải và day qua day lại để sữa nhanh thông.
- Giã nát 1 nắm hoa hiên tươi trộn với giấm chua rồi đắp lên chỗ sưng tấy. Với cách này mẹ hãy kết hợp với việc uống nước bồ công anh 2 đến 3 lần một ngày.
- Rửa sạch lá đinh lăng sau đó để ráo nước rồi nấu lên lấy nước uống
- Sắc 30g bồ công anh + cỏ seo gà để uống, ngày uống từ 1 đến 3 lần.
- Xơ mướp khô + 1 củ hành + 10 gai bồ kết + 2 bát nước cho vào ấm đun đến khi cạn còn 1 bát. Mỗi ngày uống 1 cốc như vậy trong 2 – 3 ngày liên tục. Lấy lược rộng chải từ đầu vú đến đầu vú nhiều lần sau khi uống. Sau đó, các mẹ hãy nhờ người mút mạnh ở đầu ti để kích thích sữa chảy ra.
Biện pháp phòng ngừa viêm tia sữa hiệu quả
Để giảm nguy cơ viêm tắc tuyến sữa, mẹ hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Cho trẻ bú đồng đều cả hai bên
- Giải phóng sữa hoàn toàn sau khi cho con bú để tránh tắc, ứ đọng sữa.
- Cho trẻ bú đúng cách để tránh làm tổn thương vú
- Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để không tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Sau khi cho ăn cần hết sức thận trọng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung rau xanh và trái cây vào bữa ăn hàng ngày.
- Phụ nữ hút thuốc nên đi khám bác sĩ để xây dựng kế hoạch bỏ hút thuốc hoàn toàn.
- Cai sữa cho trẻ dần dần thay vì đột ngột.
- Khám sức khỏe sinh sản định kỳ hoặc khám ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Samama Breast Care – Dịch vụ thông tắc tia sữa tại nhà uy tín
Samama Breast Care là đơn vị cung cấp dịch vụ cung cấp thông tắc tia sữa tại nhà, được đánh giá là uy tín và chuyên nghiệp bởi nhiều khách hàng. Dịch vụ này giúp giải quyết vấn đề thông tắc tia sữa một cách hiệu quả và tiện lợi, giúp cho các bà mẹ tránh được những khó khăn và đau đớn trong việc cho con bú.
Samama Breast Care sử dụng các phương pháp hiện đại và an toàn để loại bỏ cục sữa tắc như máy hút sữa Medela Symphony, đèn hồng ngoại, máy siêu âm đa tầng. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm tận tình tư vấn và thực hiện thông tắc tia sữa một cách nhẹ nhàng để mẹ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu.
Ngoài ra, Samama Breast Care còn cung cấp một số dịch vụ như xử lý căng sữa, kích sữa non, bảo trì vú. Đặc biệt khi đến với Samama Breast Care, mẹ sẽ được tư vấn làm sao để kích sữa, cách nuôi con bằng sữa, cách phòng ngừa và hạn chế tình trạng tắc sữa.
Nếu mẹ đang gặp tình trạng viêm tắc tuyến sữa và cần tư vấn cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà, hãy liên hệ Samama Breast Care theo thông tin bên dưới.
- Samama Breast Care – Thông Tắc Tia Sữa Tại Nhà
- Địa chỉ: Đường N18, Bến Cát, Bình Dương
- SĐT: 0902.295.398
- Email: samamabreastcare@gmail.com
- Website: Thongtacsua.com
Trên đây là những cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà hiệu quả và an toàn. Samama Breast Care hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ đang cho con bú thêm nhiều kiến thức bổ ích.